ĐỨC A SÚC BỆ PHẬT AKSHOBYA (ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ)

10/10/2022

Đức Bất Động Phật A Súc Bệ an trụ trên bảo tòa được tám Tượng vương nâng đỡ, thân Ngài sắc xanh dương, an tọa trong tư thế kim cương, tay phải Ngài kết ấn Xúc địa, tay trái trong tư thế thiền định,  trì giữ Chày Kim Cương năm chẽ. Ngài được trang hoàng bằng trang sức báo thân. Ngài hiện thân trong sắc tướng như vậy giống như trí tuệ bản lai Đại viên cảnh trí đã nằm sẵn trong tâm chúng ta. 

Đức A Súc Bệ Phật có thân sắc xanh dương tượng trưng cho Thủy đại, và nước cũng có khả năng phản chiếu như một chiếc gương. Biểu tượng của Ngài là chày Kim Cương, tượng trưng cho cảnh giới giác ngộ, tính Phật sẵn có nơi mỗi người không thể phá hủy, không thể chia cắt, bất động và bất biến.  
Ngài là hiện thân của tâm sân giận đã hoàn toàn được tịnh hóa. Sân giận là cảm xúc mãnh liệt thúc đẩy sự đối nghịch với những đối tượng mà ta không thích. Khi cơn tức giận nổi lên, chúng ta thường có những lời nói hoặc hành động nghiệt ngã làm đau lòng hoặc tổn thương người khác. Tuy vậy, tự tính thanh tịnh của trạng thái giận dữ đó thực ra chính là A Súc Bệ Phật. Sự tức giận khi được tịnh hóa và nhận biết sẽ trở thành Đại Viên Cảnh Trí. Với trí tuệ này, chúng ta có thể nhìn thấy bản chất thật của mọi thứ một cách khách quan, không giả tạo.

Bất kể đối tượng là một bông hồng đỏ thắm hay một con dao găm nhuốm máu, chiếc gương trí tuệ này sẽ phản chiếu cả hai theo bản chất vốn có của chúng, không phán xét hay phân biệt hai màu đỏ, không cố gắng khen ngợi bông hồng hay quy kết chối bỏ con dao đầy máu, không khước từ và không bám chấp. Chiếc gương luôn giữ được vẻ điềm tĩnh, bất biến. Tâm chúng ta cũng nên như vậy cho dù ở trong hoàn cảnh thuận lợi hay bất lợi. 

 

Khi còn ở Nhân Địa thời thọ nhận sự khải phát của Đức Đại Mục Như Lai nên phát khởi Thệ Nguyện: “Đối với tất cả chúng sinh chẳng khởi sự tức giận” mà được tên gọi là A Súc.

A Súc tức là ý nghĩ: chẳng tức giận, không có phẫn nộ. Do đó có tên gọi là Bất Động hoặc Vô Động. Như thế có Mật Hiệu là Bất Động Kim Cương. Bất Động này là chỉ sự chẳng động của thân, sự chẳng động của tâm đối với tất cả. Sự chẳng động của Tâm (tâm bất động) chỉ Tâm chẳng thọ nhận nơi dao động của tạp nhiễm, chẳng bị lay động bởi tám loại gió (bát phong); khi mới phát tâm , trong lý Nhân Duyên chẳng bị lay động bởi Tâm sân (giận dữ).

nguồn sưu tầm

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Hotline Hotline: 0909.768.112
zaloNhắn tin zalo
messNhắn tin SMS
shoppeShoppe