BỔN TÔN VĂN THÙ SƯ LỢI

20/08/2023

Nguồn gốc của Manjushri Ngài Văn Thù sư lợi

Mặc dù cho đến nay các nhà nghiên cứu Phật học vẫn chưa có được một lời giải đáp thỏa đáng về nguồn gốc, xuất xứ của Bồ Tát Văn Thù. Trong kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa nói rằng, mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi – là đại biểu cho trí tuệ siêu việt.

Bồ Tát Văn Thù xuất hiện gần như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Có thể nói, Ngài chính là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca. Ngài không chỉ chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp mà còn đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư. Bởi trách nhiệm quan trọng đó mà Bồ Tát Văn Thù đã được tôn xưng là vị Pháp Vương Tử.

Biểu tượng của Ngài không những quen thuộc, gần gũi với quần chúng Phật tử theo truyền thống Đại thừa cổ điển mà  còn cả với những truyền thống Đại thừa hiện đại. Ngày nay, mọi người thường tụng niệm danh hiệu của Ngài hoặc dùng hình ảnh của Ngài  để làm đối tượng quán chiếu, xem đó như là một trong những phương pháp hành trì tu tập hiệu quả nhất nhằm đạt đến tuệ giác.

Biểu tượng của Manjushri Ngài Văn Thù sư lợi

Ngài Văn Thù sư lợi thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung, thân sáng như Mặt trời mọc, đầu đội mũ Ngũ Phật, ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Trên tay phải của Ngài dương cao lên khỏi đầu một lưỡi gươm đang bốc lửa – một biểu tượng đặc thù của Bồ Tát Văn Thù để phân biệt với các vị Bồ Tát khác với ý nghĩa rằng: chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn. Trong khi đó, tay trái của Ngài  lại đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã với tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ. Chính vì tính cách biểu trưng này mà những nhân vật kiệt xuất về mặt trí tuệ trong lịch sử Phật giáo thế giới, cụ thể như Bồ Tát Long Thọ và đặc biệt là Phật giáo Mật Tông Tây Tạng.

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Hotline Hotline: 0909.768.112
zaloNhắn tin zalo
messNhắn tin SMS
shoppeShoppe